Tin tức

logo

0917 973 679

TƯ VẤN 24/7: 0917 973 679

Tin tức
Lạng Sơn: Hơn 500 con gia súc bị chết do rét

Lạng Sơn: Hơn 500 con gia súc bị chết do rét

29/03/2023 04:07 PM

(TN&MT) - Do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, từ đầu tháng 2/2022 đến nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 500 con gia súc bị chết. Trong đó, số gia súc bị chết tập trung chủ yếu ở các huyện Chi Lăng, Lộc Bình, Cao Lộc… Trước thực trạng trên, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn và chính quyền các địa phương đã triển khai tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi để hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế. a3-ve-sinh-chuong.jpgNgười dân Lạng Sơn vệ sinh chuồng trại cho gia súc Theo dự báo, trong thời gian tới có thể sẽ xuất hiện thêm các đợt rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng. Vì vậy, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo chính quyền các địa phương chủ động theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thông báo kịp thời cho bà con nông dân để chủ động phòng, chống đói rét cho gia súc; đặc biệt chú trọng chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, ủ xanh cây ngô sau thu bắp, ủ chua rơm rạ, ủ xanh cỏ; bổ sung nước ấm pha muối loãng, cám ngô, cám gạo, nấu cháo cho những con gầy yếu, mới đẻ, con non… để tăng sức đề kháng; chuẩn bị và tiêm phòng đầy đủ vác xin phòng bệnh cho gia súc. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy trình chăn nuôi, nuôi dưỡng chăm sóc tốt; không thả rông trâu bò trong những ngày rét hại; chủ động khai báo khi gia súc bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; xử lý gia súc ốm, gia súc chết theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Lào Cai: Chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc

Lào Cai: Chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc

29/03/2023 04:05 PM

Lào Cai là tỉnh miền núi, có địa hình tương đối cao. Vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, thường xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại, gây bất lợi cho việc chăn thả gia súc. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại gia súc do rét đậm, rét hại, các địa phương và cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc vụ Đông Xuân 2022-2023.
Phòng bệnh cho vật nuôi giai đoạn giao mùa

Phòng bệnh cho vật nuôi giai đoạn giao mùa

29/03/2023 04:02 PM

S.TS Lê Văn Năm, Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia, bà con cần trang bị kỹ thuật phòng bệnh cho vật nuôi khi giao mùa. PGS.TS Lê Văn Năm, chuyên gia về chăn nuôi thú y chia sẻ, tháng 9 là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường, nhiệt độ và độ ẩm biến động mạnh làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, dễ mắc bệnh hô hấp. Do đó, chủ hộ chăn nuôi cần đặc biệt chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Đối với những vật nuôi không phải điều trị bệnh bằng vắc-xin thì cần bổ sung các thuốc tăng đề kháng để đảm bảo vật nuôi có sức khỏe ổn định và có khả năng miễn dịch tốt. Hàng ngày, vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn phân, chất thải về đúng nơi quy định và có biện pháp xử lý khoa học, không gây ô nhiễm ảnh hướng tới môi trường. Bên cạnh những lưu ý về sức khỏe vật nuôi thì điều kiện vệ sinh không đảm bảo, chuồng nuôi ẩm thấp cũng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống cho vật nuôi Theo Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: ‘Thức ăn là một trong những yếu tố chúng ta phải chú ý trong giai đoạn này, đặc biệt với đàn gia cầm. Điều cần chú ý là 1 số thức ăn chúng ta để lâu hay máng ăn không làm sạch sẽ bị nấm mốc, dễ gây bệnh cho đàn vật nuôi. Nước uống cũng phải bổ sung thêm 1 số vitamin, các khoáng chất để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi". Chuồng trại chăn nuôi phải luôn vệ sinh sạch sẽ. Chuồng trại chăn nuôi phải luôn vệ sinh sạch sẽ. Để hạn chế tất cả những yếu tố gây bệnh và nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, chủ hộ cần lưu ý cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu hóa, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi qua mỗi thời kì. Đối với lợn con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm, chủ hộ chăn nuôi nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng phát triển tốt. Đối với trâu, bò, phải đảm bảo cung cấp đủ thức ăn xanh. Đồng thời, buổi chiều tối nên bổ sung thức ăn tinh với số lượng 1-1,5kg/con/ngày và hòa thêm muối ăn 0,2-0,5kg/con/ngày vào nước uống cho trâu, bò. Bên cạnh chế độ ăn, chủ hộ chăn nuôi cũng cần đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi. Nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp hay trời lạnh thì cần cho chúng uống nước ấm. Ngoài ra, đối với lợn hoặc gia cầm có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống một số các loại thuốc bổ trợ như: chất điện giải, vitamin, Glucose, B-Complex,... để nâng cao sức đề kháng. Phòng bệnh bằng cách tu sửa, xây dựng chuồng trại hợp lý Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Văn Năm nhấn mạnh: "Trong công tác thực hiện kế hoạch chăn nuôi an toàn sinh học, bên cạnh kĩ thuật chăn nuôi, kĩ thuật phòng bệnh thì kĩ thuật xây dựng cũng đóng một vài trò quyết định đến công tác phòng bệnh cho vật nuôi. Đặc biệt, ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, khí hậu thất thường, chuồng nuôi phải được tu sửa chắc chắn, phù hợp với hướng gió và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ". Chủ hộ chăn nuôi phải thường xuyên phát quang xung quanh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, lầy lội là nơi phát sinh mầm bệnh gây hại cho vật nuôi. Đối với gia súc non chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt cần phải có chuồng úm hoặc quây úm, bên trên treo bóng đèn có công suất khác nhau để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Ngoài ra, chiều cao treo bóng đèn cần được điều chỉnh theo ngày tuổi của vật nuôi để tránh làm hư hỏng bóng đèn. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng để đảm bảo nhiệt độ giữ ấm cho gia cầm. Ngoài ra, chủ hộ cần lưu ý định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng ít nhất là 1 lần/tuần bằng dung dịch Han-Iodin 10% hoặc Bencocid. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe của vật nuôi, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như: sốt cao, ăn ít, bỏ ăn, sảy thai hoặc chết,... cần nhanh chóng nhốt riêng sang khu vực cách ly và báo ngay cho cán bộ thú y để có những biện pháp can thiệp kịp thời, nhanh chóng, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Nếu có gia súc, gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột theo hướng dẫn của cơ quan thú y và tuyệt đối không được giết mổ, bán, vứt xác chết bừa bãi để tránh lây lan mầm bệnh.
Hàng trăm con bò bị viêm da nổi cục

Hàng trăm con bò bị viêm da nổi cục

29/03/2023 04:00 PM

Gần một tháng nay, dịch viêm da nổi cục ở trâu bò bùng phát ở 10 xã của huyện Bình Sơn làm gần 300 con bị bệnh, 12 con chết. Gữa tháng 3, đàn bò 6 con của bà Lê Thị Thu Hòa (45 tuổi, ở thôn Long Hòa, xã Bình Long) bị nổi u cục trên da, các khớp chân sưng to, đồng loạt bỏ ăn... Bà Hòa đã vệ sinh chuồng trại, mong chúng mau khỏi bệnh nhưng không có tiến triển. Một con bê con mới biết bú mẹ, không đủ sức kháng bệnh đã chết. Cán bộ thú y xã đến lấy mẫu xét nghiệm và xác định đàn bò của bà bị bệnh viêm da nổi cục. Ông Sen nấu cháo cho bò bị bệnh ăn để tăng sức đề kháng, lướt bệnh. Ảnh: Phạm Linh. Ông Sen nấu cháo cho bò bị bệnh ăn để tăng sức đề kháng, lướt bệnh. Ảnh: Phạm Linh. Ở cùng thôn, ông Phạm Ngọc Sen, 60 tuổi, cũng đang lo lắng vì ba con bò giảm ăn, gầy sút cân, do mắc bệnh tương tự. "Hàng ngày tôi phải nấu cháo loãng, đút cháo cho bò ăn để chúng tăng sức đề kháng", ông Sen nói. Đây là lần đầu tiên bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò được ghi nhận ở Quảng Ngãi. Ban đầu bệnh xuất hiện ở 8 hộ chăn nuôi ở xã Bình Long, nhưng chỉ 20 ngày sau bệnh đã lây lan đến 10 trong 22 xã của huyện. Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bình Sơn, toàn huyện có 282 con bò (của 193 hộ) mắc bệnh, trong đó 12 con chết. Riêng xã Bình Long có 83 con bò (57 hộ) mắc bệnh, trong đó hai con chết đã được mang đi tiêu hủy. Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò là bệnh truyền nhiễm do một loại virus gây ra, chủ yếu truyền qua vết côn trùng đốt, không lây nhiễm trên người. Huyện đang kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí để mua thêm khoáng chất phòng chống dịch và hỗ trợ gia đình có gia súc chết. Con bò nhà bà Hòa bị viêm da nổi cục. Ảnh: Phạm Linh. Con bò nhà bà Hòa bị viêm da nổi cục. Ảnh: Phạm Linh. Ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bình Sơn cho biết, huyện đã phun tiêu độc khử trùng, hướng dẫn cho người dân vệ sinh chuồng trại, đưa gia súc đến nơi sạch sẽ, nấu cháo để đảm bảo sức khỏe giúp trâu bò vượt qua bệnh. "Người dân cần cách ly đàn trâu bò mắc bệnh với đàn gia súc còn khỏe mạnh, không đưa chúng ra khỏi vùng dịch để tránh lây lan", ông Khoa khuyến cáo. Trước tình hình dịch lây lan, ngoài huyện Bình Sơn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã lấy thêm mẫu bệnh phẩm tại các xã Phổ Cường (thị xã Đức Phổ), Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm.
Indonesia báo động vì vi khuẩn bệnh than

Indonesia báo động vì vi khuẩn bệnh than

29/03/2023 03:57 PM

Giới chức Indonesia phát hiện ổ vi khuẩn bệnh than trên gia súc, ít nhất 23 người phát triệu chứng do tiếp xúc hoặc ăn thịt động vật nhiễm bệnh. Hai ngôi làng trên đảo Java của Indonesia bị tuyên bố là "vùng đỏ" ứng phó vi khuẩn bệnh than sau khi giới chức y tế ghi nhận 7 trong 15 gia súc chết trong vùng nhiễm bệnh. Ít nhất 23 người đã phát triệu chứng nhiễm trùng trên da, được cho là do tiếp xúc hoặc ăn thịt động vật nhiễm vi khuẩn. Kelik Yuniantoro, cán bộ phòng nông nghiệp vùng Gunung Kidul ở miền trung đảo Java, xác nhận giới chức đã ban bố lệnh cấm vận chuyển gia súc. Các cơ quan chức năng đang chờ thêm kết quả xét nghiệm để đánh giá tình hình. "Khu vực có gia súc chết đã được xác định là vùng đỏ. Mọi gia súc trong các khu vực này không được phép vận chuyển đến nơi khác", ông cho biết. Nhân viên thú y Indonesia xử lý gia súc chết do nghi nhiễm vi khuẩn bệnh than vào tuần này tại làng Bejiharjo, quận Gunung Kidul, tỉnh Yogyakarta. Ảnh: ANTARA. Nhân viên thú y Indonesia xử lý gia súc chết do nghi nhiễm vi khuẩn bệnh than vào tuần này tại làng Bejiharjo, quận Gunung Kidul, tỉnh Yogyakarta. Ảnh: ANTARA. Chính quyền địa phương đã cho khử trùng các nông trại trong vùng và tiêm kháng sinh, bổ sung vitamin cho số gia súc còn lại. Kelik cho hay các khu chợ mua bán động vật cũng được khử trùng. Công tác thanh tra thú y đang được siết chặt hơn. Quá trình giám sát dịch tễ có thể kéo dài 4 tháng. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh than do khuẩn Beacillus anth­racis gây ra. Loài vi khuẩn này sinh sôi trong tự nhiên, thường được tìm thấy trong đất và chủ yếu ảnh hưởng đến động vật. Vật chủ nhiễm khuẩn khi hít thở hoặc ăn bào tử vi khuẩn trong đất, thực vật hay nước. Bệnh có thể được ngăn ngừa trên động vật nhờ tiêm chủng định kỳ. Bệnh than không lây nhiễm từ người sang người mà chỉ lây từ động vật sang người thông qua tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc sản phẩm của chúng. Tuy nhiên, một khi nhiễm khuẩn, bệnh có thể gây tác động nghiêm trọng lên sức khỏe của cả động vật lẫn người, trong đó có giộp da, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm loét hoặc sưng hạch bạch huyết. Nếu người nhiễm không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp nhiễm trùng phổi do hít phải bào tử trong tự nhiêm hiếm xảy ra nhưng có nguy cơ gây tử vong cao. Trung Quốc năm ngoái ghi nhận ít nhất 9 trường hợp nhiễm vi khuẩn gây bệnh than ở phía bắc nước này. Các ca bệnh được phát hiện và nhập viện ở tỉnh Thiểm Tây sau khi phát triệu chứng. Chính quyền địa phương sau đó ngăn dịch lan rộng thành công nhờ siết chặt thanh tra ngành chăn nuôi và kiểm tra môi trường sinh sống của gia súc.
CÁCH CHĂM SÓC GIA SÚC ĐÚNG CÁCH

CÁCH CHĂM SÓC GIA SÚC ĐÚNG CÁCH

29/03/2023 03:54 PM

Chuồng trại: - Gia cố, cố định chuồng nuôi cho thêm chắc chắn để tránh gió, bão làm đổ, gây tốc mái chuồng. Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt, gió lùa, dột ướt, ẩm thấp. Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. - Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun hóa chất sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm. - Ở những vùng thấp trũng, nền chuồng phải tôn cao để tránh ngập úng và phải có phương án di dời đàn vật nuôi lên nơi cao ráo. Khi nước rút tiến hành cọ rửa, quét dọn vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi, thu gom chất thải…sau đó tiến hành phun khử trùng, tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm: - Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại điều kiện bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi an toàn sinh học phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm. - Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đảm bảo đầy đủ trong mùa mưa bão, cụ thể. + Đối với trâu, bò: Cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp. + Đối với lợn, gia cầm: Dự trữ thức ăn tinh và trong thức ăn thành phần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. - Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. - Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi. 3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm: - Gia súc, gia cầm trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, phải luôn để gia súc, gia cầm nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp. Khi gia súc, gia cầm bị mưa hắt hoặc dột… ngâm nước hoặc ướt lâu sẽ làm mất nhiệt, giảm sức đề kháng và dễ phát sinh bệnh vì vậy cần đưa ngay gia súc, gia cầm ướt vào chuồng khô và ấm. - Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ, tuần 1 - 2 lần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, HanIodine... - Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Tổ chức tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi, cụ thể: + Đối với trâu, bò: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục. + Đối với lợn: Tiêm phòng Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Lở mồm long móng, Tai xanh… + Đối với gia cầm: Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng, vắc xin Niu cát xơn .... - Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc giết thịt gia súc, gia cầm ốm, chết và phát tán chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với cán bộ thú y xã, chính quyền địa phương khi nghi ngờ có gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để được hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh. Đối với nuôi trông thủy sản - Cần tích cực cho ăn đầy đủ, đúng khẩu phần, liều lượng thức ăn. Ngoài ra việc sử dụng thức ăn có độ đạm cao thì cần bổ sung thêm vitamin C tăng sức đề kháng. Những con nuôi đã đến kỳ thu hoạch nhanh chóng thu hoạch trước khi mưa lũ về. Còn những con chưa đủ kích cỡ thương phẩm thì đảm bảo khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để có thể vượt qua nhưng biến động của môi trường do mưa, lũ gây ra. - Đối với lồng bè đang nuôi ở trên sông hồ thì cần kiểm tra lại dây neo, hệ thống phao cần gia cố vững chắc. Vệ sinh lồng sạch sẽ, di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Nếu không có nơi neo đậu an toàn thì cần tăng số lượng dây neo chằng chống chắc chắn. - Đối với những ao đầm đang nuôi: Cần kiểm tra, tu sửa, gia cố lại bờ ao xung yếu, cống cấp thoát nước, đập tràn thật chắc chắn dùng lưới đăng chắn giăng xung quanh tránh thất thoát con nuôi khi nước tràn. Chuẩn bị các biện pháp xử lý nguồn nước để thay tháo nước vào ao nuôi khi cần thiết. Đảm bảo mực nước ổn định, duy trì mực nước trong ao nuôi cân bằng với mực nước bên ngoài đề phòng mưa to nước lớn gây vỡ bờ đảm bảo bờ ao cao hơn mực nước trong ao 0.5 m trở lên - Đối với hình thức nuôi cá lúa: Cần phải gia cố, tu sữa lại bờ khu ruộng nuôi, tính toán thời vụ nuôi hợp lý. Bờ ruộng phải chắc chắn, không rò rỉ. Bố trí nhiều cống thoát nước xung quanh chuẩn bị máy bơm tiêu úng khi cần thiết. - Theo dõi hoạt động của các đối tượng nuôi hằng ngày để kịp thời xử lý như: Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để tránh lãng phí và tránh ô nhiễm môi trường nuôi, Cần bổ sung quạt nước để đề phòng hiện tượng môi trường ao, đầm thiếu ôxy. Các đối tượng nuôi nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời - Cần tiến hành rải vôi xung quanh mái bờ với lượng 10kg/100m2 để tránh nước mưa rửa trôi phèn xuống ao. - Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Định kỳ bón vôi với lượng 3-5kg/100m2 ao để ổn định môi trường pH ao nuôi, hạn chế mầm bệnh. - Phòng bệnh cho động vật thủy sản, nhất là cá trắm cỏ bằng VICATO khử trùng cách 10 ngày xử lý 1 lần với nồng độ 0,3- 0,5g/m3 để tiêu diệt và lây lan./.
THUỐC HỖ TRỢ GIA SÚC

THUỐC HỖ TRỢ GIA SÚC

29/03/2023 03:47 PM

1. Thuốc ho thảo dược Prospan Đây là loại thuốc có xuất xứ từ Đức và được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì thuốc được chỉ định cho cả trẻ em. Bảng thành phần có trong một lọ thuốc ho Prospan: hợp chất kháng viêm, lá cây thường xuân, đặc biệt không chứa rượu, đường, hóa cồn, gluten hay bất kỳ loại phẩm màu nào, không gây tương tác với thuốc kháng sinh nên rất an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ. Hình thức bào chế của Prospan rất đa dạng, bao gồm dạng siro thường, siro tinh chất, siro đóng gói, viên ngậm,... nên bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng. Thuốc ho Prospan Thuốc ho Prospan Thuốc ho Prospan có tác dụng giảm các cơn co thắt, tiêu nhầy, giảm ho nên thường được dùng trong các trường hợp có triệu chứng ho, viêm phế quản mạn tính hay viêm đường hô hấp cấp kèm theo biểu hiện ho. Hiện nay sản phẩm này đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và là loại thuốc ho được nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên vì là sản phẩm nhập khẩu từ Đức nên giá thành của Prospan hơi cao so với mặt bằng chung các thuốc ho được sản xuất tại Việt Nam. 2. Thuốc ho Methorphan Methorphan là một sản phẩm do công ty dược Traphaco sản xuất. Thuốc có các thành phần chính là chất long đờm (Guaifenesin), chất trị ho không gây nghiện (Dextromethorphan hydrobromid) và kháng histamin (Clorpheniramin maleat) giúp hỗ trợ giảm tiết, cắt cơn ho và phòng ngừa dị ứng. Thuốc ho Methorphan Thuốc ho Methorphan Thuốc ho Methorphan có 2 dạng bào chế là viên nén và siro. Thường thì những trường hợp sau sẽ được chỉ định dùng thuốc ho Methorphan: Ho có đờm do viêm phế quản, viêm phổi; Ho do dị ứng, ho khan, ho do cảm lạnh, cúm. Ưu điểm của thuốc ho Methorphan: Thuốc có hương vị dễ chịu và có thể sử dụng cho cả trẻ em lẫn người lớn; Thuốc cắt ho trong nhiều trường hợp do các nguyên nhân khác nhau gây nên; Giá thành hợp lý, phù hợp với khả năng chi tiêu của số đông người tiêu dùng. 3. Thuốc ho Bảo Thanh Thuốc ho Bảo Thanh được sản xuất bởi công ty dược Hoa Linh với thành phần chính là các vị thuốc dân gian, điển hình là: xuyên bối mẫu, phục linh, tỳ bà diệp, bán hạ, cát cánh, trần bì,... gia giảm thêm mật ong, gừng, vỏ quýt, tinh dầu bạc hà, ô mai,... và các tá dược. 2 dạng bào chế chính của thuốc ho Bảo Thanh là viên ngậm và siro. Đặc biệt hiện nay hãng còn sản xuất thêm loại viêm ngậm không đường và loại dành riêng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Thuốc ho Bảo Thanh Thuốc ho Bảo Thanh Công dụng của thuốc ho Bảo Thanh là tiêu đờm, trừ ho, thích hợp dùng trong các trường hợp như: Ho do thời tiết thay đổi, ho lâu ngày không khỏi, ho mạn tính; Ho khan, ho gió, ho cảm, ho có đờm; Hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm họng. Với các công dụng nêu trên, thuốc ho Bảo Thanh còn được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm dưới đây: Hương vị ngọt vừa phải, dễ dùng; An toàn và phù hợp cho cả trẻ nhỏ; Tác dụng tại chỗ nhanh, hiệu quả giảm ho rõ rệt ngay sau khi uống; Giá cả bình dân, dễ tìm mua trên thị trường. 4. Thuốc ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ Công ty dược Nam Hà là nhà sản xuất và phân phối sản phẩm thuốc ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ. Thuốc có thành phần chính là: mơ muối, cam thảo, cát cánh, tỳ bà diệp, bạc hà diệp, bạch bì, bạch linh, ma hoàng,... và các tá dược khác. Thuốc có 2 dạng bào chế chính đó là dạng siro và viên ngậm. Hiện nay công ty đã bào chế thêm một dạng khác là viên ngậm không đường phù hợp với bệnh nhân tiểu đường hoặc người đang ăn kiêng. Thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ Thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ Thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ có công dụng chính là tiêu đờm, bổ phổi, sát trùng niêm mạc họng, dùng trong điều trị các chứng ho do cảm, do thay đổi thời tiết, ho do mắc bệnh về hô hấp, ho gió, ho khan,... 5. Thuốc ho P/H từ Đông dược Lại là một loại thuốc ho khác do công ty dược Việt Nam sản xuất đó là thuốc ho P/H. Đây là sản phẩm của công ty dược Đông Hưng vốn nổi tiếng là công ty lâu năm chuyên sản xuất các loại thuốc làm từ dược liệu tuân theo các bài thuốc đông y. Sau đây là một số thành phần chính chứa trong thuốc ho P/H: cam thảo, ma hoàng, hạnh nhân, cao đặc cát cánh, cao đặc bách bộ, trần bù, bạch quả,... Thuốc ho P/H có công dụng chính là hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho, bổ phổi. Đặc biệt thuốc ho P/H chuyên dùng để đặc trị các chứng ho có đờm, ho khan, ho gió, ho lâu ngày, viêm họng, rát cổ. Đối tượng trẻ nhỏ và người lớn ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi, liên tục tái phát cũng có thể sử dụng thuốc ho P/H. Thuốc ho P/H Thuốc ho P/H Thuốc ho P/H đã được chứng minh trên lâm sàng là có hiệu quả giảm ho tốt, giá thành phải chăng đa số người tiêu dùng có thể mua được. Tuy nhiên loại thuốc ho này lại chưa có dạng viêm ngậm, không thích hợp dùng cho người bị bệnh tiểu đường và hương vị khó uống hơn các loại thuốc trên. Trên đây là danh sách các loại thuốc ho phổ biến đang được bán trên thị trường Việt Nam. Quý bạn đọc có thể tự tìm mua những sản phẩm này tại các quầy thuốc. Ngoài 5 loại thuốc ho này, Việt Nam còn rất nhiều sản phẩm thuốc ho khác có tác dụng trị ho hiệu quả được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn và gia đình lựa chọn được loại thuốc ho phù hợp và hiệu quả. Trong trường hợp bạn có triệu chứng ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi thì nên đi khám và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Quý bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tổng đài viên hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các chuyên gia, bác sĩ tại Chuyên khoa Hô hấp ngay hôm nay.
0
zalo
Hotline